1
Bạn cần Chợ Du Lịch hỗ trợ gì?

 

Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử - Chốn tâm linh thanh tịch nơi cửa Phật

Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử - Chốn tâm linh thanh tịch nơi cửa Phật - 5.0 out of 5 based on 1 vote

Bạn đánh giá: 5 / 5

Ngôi sao có hiệu lựcNgôi sao có hiệu lựcNgôi sao có hiệu lựcNgôi sao có hiệu lựcNgôi sao có hiệu lực
 

Chùa Đồng Yên TửThiền viện Trúc Lâm Yên Tử hiện nay nằm trên núi Yên Tử thuộc xã Thượng Yên Công, Thành phố Uông Bí, Tỉnh Quảng Ninh.Không chỉ là địa danh du lịch nổi tiếng ở miền Bắc, mà nơi đây còn là địa danh du lịch tâm linh quen thuộc của du khách khắp mọi nơi. Yên Tử cũng là nơi Phật hoàng Trần Nhân Tông thoát tục, tu hành

Thiền viện còn gọi là chùa Lân, được vua Trần Nhân Tông chọn làm nơi để tu hành. Vào năm 1293 ngài đã cho sửa sang lại tổng thể chùa Lân thêm trang trọng và uy nghiêm. Nơi đây vị Phật hoàng thường tụng kinh, giảng đạo cho chư tôn, tăng ni đến nghe.


1. Kiến trúc độc đáo

Đỉnh thiêng Yên Tử nằm trên độ cao khoảng 1068m so với mực nước biển. Để lên tới đỉnh chùa bạn phải vượt qua hơn 6000 bậc đá, băng qua cánh rừng trúc, rừng thông cao ngút ngàn. Ngày nay phục vụ cho du lịch vãn cảnh ban quản lý đã đầu từ cho vận hành hai hệ thống cáp treo giúp đi lại nhanh và thuận tiện hơn.

Nhìn chung kiến trúc các ngôi chùa ở Trúc Lâm Yên Tử được xem là chuẩn mực của kiến trúc phật giáo được dựng lại y nguyên theo mô phỏng ban đầu. Cổng Tam quan hai tầng tám mái cân xứng đứng uy nghi phía trên cao, bước lên các bậc đá qua cổng tam quan bán sẽ tiến vào sân chính, sân lát gạch đỏ. Mái chùa được lợp ngói vẩy uốn cong hình đầu đao hướng thẳng lên trời.

Chùa Yên Tử

Toàn bộ hệ thống cột cái, cột quân ở các chùa Yên Tử đều làm bằng gỗ lim quý, bên ngoài hàng cột hiên được dựng từ những cột đá chắc chắn. Bên dưới các cột đều có kè một phiến đá trong làm đế. Không phải tự nhiên lại có một phiến đá dưới chân các cột, đây được coi như một nét quy chuẩn trong kiến trúc tôn giao, tín ngưỡng ở Việt Nam có ý nghĩa riêng. Trong tín ngưỡng dân gian người Việt, hình ảnh cột đá, cột gỗ đặt trên một phiến đá chính là biểu tượng của tín ngưỡng phồn thực. Cột đá biểu trưng cho sinh thực khí của nam giới, phiến đá trong biểu trưng cho sinh thực khí của nữ giới. Hình tượng kết hợp này với mong ước con người phát triển, sinh sôi có cuộc sống an lành no đủ.

Chùa Yên Tử

Quanh gian chính điện được bao quanh bởi các cửa bức bàn bằng gỗ, phía trước có cửa ô chắn song con tiện giúp thoáng khí và lấy ánh sáng tự nhiên. Mỗi gian chùa được thiết kế vô cùng tinh tế, không gian luôn thoáng mát, mùa hè gió thông mát, mùa đông nhiệt độ ấm cúng bên trong. Để có được một không gian lý tưởng như vậy là do từ lúc thiết kế phải chọn hướng đặt chùa phù hợp với khí hậu của vùng đó. Thứ hai là chính bản thân kết cấu ngôi chùa đã làm tạo ra một sự điều hòa tự nhiên, gió có thể thông từ ô chắc song con tiện trước với chắc song con tiện phía sau và bên trên nóc chùa về hai phía luôn có ô sát mai hình tam giác cân thông gió.

Xem thêm: Top 5 hang động độc đáo nhất Vịnh Hạ Long

Một số ngôi chùa được xây mới có sử dụng chất liệu hiện đại nhưng nét kiến trúc vẫn đậm chất phật giáo. Bên trong chùa trang trí sơn son thiếp vàng lộng lẫy, các bức khảm, án thờ, cửa cánh võng được chạm khắc trang trí hoa giành sinh động. Cùng với đó là các tượng phật ở ngai Tam bảo, tượng La hán ở La hán đường, tượng phật Thích ca ngự chính điện, những nơi đó thường được bày biện trang trí các đồ thờ trông rất nguy nga hoành tráng. Không gian thơm phảng phất hương vòng bên trong khiến mọi người đều tĩnh tâm một lòng hướng đến cõi phật. Chính không gian đó đem đến cho con người có cảm giác an yên, thư thái, bỏ lại hết mọi sự xô bồ đằng sau.

2. Trúc Lâm Yên Tử – Danh thắng tâm linh của người Việt

Trúc Lâm Yên Tử là một quần thể danh thắng rộng lớn với nhiều địa điểm tham quan. Trước khi lên Yên Tử bạn sẽ đi qua đền Trình, tạm dừng chân nghỉ ngơi chuẩn bị cho hành trình.
Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử là một gian điện rộng lớn, nơi mà các sư thầy tu hanh, học kinh pháp nhà Phật. Nơi đây được ví như trường học của người tu hành, các vị sư được dạy đọc kinh, triết lý phật giáo, thuyết của thiền …

Truyền thuyết xưa kể lại, khi Thái thượng hoàng quyết định xuất gia đi tu các cung nữ phi tần của người đã hết sức khuyên ngăn. Vì không ngăn được để tỏ lòng trung họ đã rời cung chuyển lên gần chân núi để ở tiện bề chăm sóc và khuyên nhủ nhà vua. Nhà vua nhất quyết không xuất tục và đuổi các nàng về cung. Tình nghĩa phu phụ, ân nghĩa vua tôi quá nặng nên họ đã trẫm mình xuống dòng suối. Sau này người dân lập Cầu Giải Oan và Chùa Giải Oan để thờ phụng và tưởng nhớ tấm lòng thủy chung của các cung nữ, phi tần đó.

Xem thêm: Vịnh Lan Hạ - Vịnh Hạ Long thứ 2 của Việt Nam

Chùa Yên Tử

Còn rất nhiều địa điểm khác để bạn khám phá như: Chùa Hoa Yên, tháp Huệ Quang, chùa Một Mái, chùa Bảo Sái, chùa Vân Tiêu, chùa Đồng. Chùa Đồng là ngôi chùa cao nhất Yên Tử, toàn bộ các bộ phận ngôi chùa này đều được đúc bằng đồng thau. Đi lên Trúc Lâm Yên Tử chinh phục được chùa Đồng bằng cách đi bộ là cả một kỳ tích. Nơi đây rất linh thiêng, mọi người thường đến để cầu tài lộc, sức khỏe, sự an lạc thịnh vượng.

Chùa Yên Tử

Thời gian thích hợp nhất đi chùa Yên Tử lễ bái và vãn cảnh là khoảng tháng Giêng hàng năm. Vì đó là mùa lễ hội đầu xuân không khí tươi mới, cảnh vật tràn đầy sức sống, người dân nô nức đi trẩy hội.

 

Qúy khách đặt tour vui lòng liên hệ: 

Hotline/Zalo: 0964.346.255 hoặc 0988.999.525

Tại Hà Nội: Phòng 2817, Chung cư số 349 Vũ Tông Phan , Thanh Xuân , Hà Nội (vui lòng liên hệ trước khi đến)

 

 

Website: www.chodulich.com.vn