1
Bạn cần Chợ Du Lịch hỗ trợ gì?

 

Lịch sử về nhà Thờ Đá Tam Đảo

Ngôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lực
 

 Lịch sử về nhà Thờ Đá Tam ĐảoDưới bàn tay của phu phen người bản xứ, tù thường phạm, tù chính trị, qua sự cai quản của Pháp, dần dần Tam Đảo mọc lên 145 tòa biệt thự nguy nga, tráng lệ, sân thể thao, sàn nhảy, hồ bơi, nhà thờ, trên những con đường lượn qua các đồi dốc cao thấp thơ mộng. Qua chiến tranh, những công trình thấm đẫm mồ hôi, máu và xác người bản xứ ấy nay đã tiêu vong, một số còn “xác”, chỉ riêng nhà thờ còn tồn tại.

CHỨNG NHÂN CỦA LỊCH SỬ

Với ước mong biến Tam Đảo thành một Đà Lạt của phương Bắc, một “hòn ngọc” của vùng Đông Dương, người Pháp đã nhanh chóng đầu tư xây dựng và chỉ trong một thời gian ngắn, Tam Đảo đã trở thành khu nghỉ dưỡng thơ mộng với 163 ngôi biệt thự cùng các công trình dân dụng nằm rải rác trên các sườn núi, được thiết kế theo phong cách kiến trúc châu Âu thế kỷ XIX. Điển hình trong số đó phải kể đến ngôi thánh đường bằng đá với ngôi tháp chuông cao vút mà đứng ở đâu tại thung lũng cũng đều có thể nhìn thấy.

Đi du lịch Tam Đảo cần chuẩn bị những gì?

nhà Thờ Đá Tam Đảo 

Ngày 9-3-1945, Nhật đảo chính Pháp trên toàn cõi Đông Dương, rồi người Nhật đầu hàng phe Đồng Minh, tiếp đến những bại binh Pháp từ Trung quốc trở lại Việt Nam… Với bao nhiêu biến cố dồn dập, nhất là từ khi cuộc kháng chiến bảo vệ tổ quốc bùng nổ, Tam Đảo đã trở nên hoang vắng và dần đi vào quên lãng. Từ chính sách “tiêu thổ kháng chiến” của chính quyền Cách mạng Việt Nam, hầu hết các công trình kiến trúc tại Tam Đảo đã bị tàn phá, chỉ riêng ngôi thánh đường được giữ lại do chủ trương không xâm phạm tín ngưỡng, vô hình trung đã trở thành chứng nhân của lịch sử, minh chứng cho một giai đoạn huy hoàng của Tam Đảo.

5 món ngon ở Tam Đảo chỉ nghe tên thôi đã thấy thèm

nhà thờ Tam Đảo

Sau khi hòa bình lập lại vào năm 1954, có lẽ do số giáo dân đã sơ tán hết và thực tế nhà thờ đã phải ngừng hoạt động trong một thời gian dài, bên cạnh hệ quả của việc “tiêu thổ kháng chiến” khiến cho Tam Đảo không còn một cơ sở vật chất nào khả dĩ sử dụng được, từ đó nhà thờ Tam Đảo đã được chính quyền trưng dụng cho nhiều mục đích khác với việc thờ phượng. Đến ngày 8-8-2008, tỉnh Vĩnh Phúc đã quyết định hoàn trả nhà thờ Tam Đảo cho chủ sở hữu là Giáo phận Bắc Ninh. Ngày 2-9-2008, Giám mục Giáo phận Bắc Ninh cùng 12 Linh mục đã long trọng dâng thánh lễ tạ ơn và cung hiến ngôi thánh đường, trước sự hiện diện của hơn 2.000 giáo dân và khách du lịch...

Xem thêm: Vì sao có tên gọi Tam Đảo?

MỘT THOÁNG NHÌN LẠI

Nguyên nhà thờ Tam Đảo được xây dựng đầu tiên vào năm 1906 khi nơi đây quy tụ chừng 200 giáo dân, ban đầu chỉ là ngôi nhà sàn lợp lá. Đến năm 1937, một ngôi thánh đường kiên cố bằng đá theo kiến trúc Gothic mới được xây dựng và đó chính là công trình còn tồn tại đến ngày nay. Dựa vào thế đất bên triền đồi, người ta đã san lấp tạo ra một mặt bằng lớn nằm cạnh và cao hơn mặt đường đến 10m, bao quanh là bức tường bằng đá chắn vững chắc. Từ mặt đường tại hai góc tường, bố trí hai cầu thang khá tinh tế và mỹ thuật, với những bậc đá dẫn lên mặt tiền và mặt hậu nhà thờ ở phía trên.

Những địa điểm nhất định phải ghé thăm khi đến Tam Đảo

mái vòm nhà thờ Tam Đảo

Để tạo sự thông thoáng và chia bớt áp lực cho khả năng chịu lực của công trình, ngôi nhà thờ đã được bố trí sâu về phía trong, trước mặt và bên hông trái chừa ra một khoảng sân khá rộng. Ở phần sân bên hông nhà thờ, người ta đã cho xây những ô vòm rộng lớn cũng bằng đá, vừa như tường rào tạo sự an toàn, đồng thời cũng tạo cho ngôi thánh đường một không gian ấm cúng tách biệt với thế giới bên ngoài. Từ khoảnh sân này, du khách có thể phóng tầm nhìn bao quát toàn cảnh thung lũng thị trấn Tam Đảo với những ngôi biệt thự và công trình dân dụng hiện ra mờ ảo trong màn sương…

Bỏ túi bí kíp kinh nghiệm phượt Tam Đảo

du lịch nhà thờ Tam Đảo

Ngôi thánh đường được làm toàn bằng đá xanh theo kiến trúc Gothic, diện tích 286m² (dài 26m, rộng 11m), mái lợp ngói Hưng Ký cỡ lớn. Bên trong không sử dụng các hàng cột như thường thấy, những ô cửa vòm hai bên vách được trang trí bằng kính màu theo nghệ thuật Mosaic, trình bày các ảnh thánh hay sự tích liên quan đến cuộc đời Chúa Giê-su. Nối với mặt tiền nhà thờ về phía sân là một tháp chuông hình trụ vuông hai tầng cao 18m được xây toàn bằng đá, tầng trên nhỏ hơn tầng dưới, trên cùng có đắp hai mái ngói cùng chiều với mái nhà thờ. Tại tầng trên tháp chuông, các mặt được trang trí bằng những ô gạch hoa màu đỏ, ở giữa nổi bật cây thánh giá…

Qúy khách đặt tour vui lòng liên hệ:
 
Hotline/Zalo: 0964.346.255 hoặc 0988.999.525
 
Tại Hà Nội: Phòng 2817, Chung cư số 349 Vũ Tông Phan , Thanh Xuân , Hà Nội (vui lòng liên hệ trước khi đến)
 
 
Website:https://www.chodulich.com.vn/