1
Bạn cần Chợ Du Lịch hỗ trợ gì?

 

Giới thiệu về Chùa Ba Vàng - Quảng Ninh

Giới thiệu về Chùa Ba Vàng - Quảng Ninh - 5.0 out of 5 based on 3 votes

Bạn đánh giá: 5 / 5

Ngôi sao có hiệu lựcNgôi sao có hiệu lựcNgôi sao có hiệu lựcNgôi sao có hiệu lựcNgôi sao có hiệu lực
 

Giới thiệu về Chùa Ba Vàng - Điểm du lịch tâm linh nổi tiếng Quảng  Ninh

Nói đến những điểm du lịch tâm linh nổi tiếng tại Quảng Ninh thì chắc chắn cái tên đầu tiên phải nói đến chính là chùa Ba Vàng. Vào mỗi dịp Tết đến xuân về, chùa Ba Vàng lại thu hút hàng vạn du khách từ khắp các tỉnh thành trên cả nước.

Giới thiệu đôi nét về chùa Ba Vàng

Chùa Ba Vàng là một ngôi chùa lớn, tuyệt đẹp nằm ở lưng chừng núi Thành Đẳng, thuộc phường Quang Trung, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh. Chùa nằm ở độ cao khoảng 340 mét so với mực nước biển do đó cảnh quan của chùa vô cùng hùng vỹ, nên thơ.

Cho đến ngày nay, vẫn chưa có tài liệu nào ghi chép lại một cách chính xác chùa Ba Vàng được xây dựng từ khi nào. Phía trước cửa chùa có một cây hương đá. Trên đó ghi rằng chùa được xây dựng vào năm Ất Dậu, dưới thời vua Lê Dụ Tông vào năm 1706. Tuy nhiên, theo như nghiên cứu của các nhà sử học thì chưa có thể được xây dựng sớm hơn, khoảng thời nhà Trần vào thế kỷ thứ 13.

Giới thiệu đôi nét về chùa Ba Vàng

Trải qua hàng trăm năm lịch sử, chùa Ba Vàng đã bị hư hại nhiều phần. Vào năm 2007, đại đức Thích Trúc Thái Minh được mời về làm trụ trì của chùa. Với số tiền công đức 500 tỷ, chùa Ba Vàng đã được trùng tu, sửa chữa và trở thành một trong những ngôi chùa lớn nhất, đẹp nhất của Việt Nam hiện nay.

Nên đi du lịch chùa Ba Vàng vào thời điểm nào trong năm?

Nhìn chung bạn có thể đến tham quan chùa Ba Vàng vào bất cứ thời điểm nào trong năm cũng được. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm du lịch chùa Ba Vàng bạn nên chọn thời điểm đầu năm mới để đến chùa Ba Vàng cầu mong sức khỏe, may mắn, bình an. Đặc biệt lễ hội chùa Ba Vàng diễn ra vào ngày mồng 8 tháng Giêng âm lịch hàng năm thu hút hàng vạn du khách thập phương. Đây cũng là thời điểm đẹp nhất để đến chùa Ba Vàng.

Nên đi du lịch chùa Ba Vàng vào thời điểm nào trong năm?

Ngoài ra, bạn cũng có thể đến chùa Ba Vàng vào ngày 9/9 âm lịch hàng năm. Đây là thời điểm diễn ra lễ hội Hoa Cú rất lớn với nhiều hoạt động đặc sắc và hấp dẫn.

Cách di chuyển đến chùa Ba Vàng

Quãng đường từ thủ đô Hà Nội đến chùa Ba Vàng rơi vào khoảng 140 km. Với khoảng cách như vậy bạn có thể đi bằng ô tô hoặc xe máy đều được.

Xem thêm: Giới thiệu chùa Cái Bầu Quảng Ninh 2020

Đi bằng xe khách

Từ bến xe Mỹ Đình, Gia Lâm hoặc Lương Yên hàng ngày luôn có rất nhiều tuyến xe khách chạy từ Hà Nội đến thành phố Uông Bí. Giá vé thường dao động trong khoảng từ 90,000vnđ đến 100,00vnđ/ 1 vé. Sau khi đến thành phố Uông Bí rồi, bạn có thể bắt taxi hoặc đi xe ôm đến chùa Ba Vàng.

Đi bằng phương tiện cá nhân

Đường đi từ Hà Nội đến chùa Ba vàng khá dễ đi. Chính vì vậy có nhiều người lựa chọn đi bằng các loại phương tiện cá nhân như xe máy hoặc ô tô cho chủ động. Từ trung tâm thủ đô Hà Nội, bạn đi theo hướng qua cầu Chương Dương -> Nguyễn Văn Cừ -> Bắc Ninh và chạy dọc theo đường quốc lộ 18 là sẽ đến nơi.

Giá vé vào tham quan chùa Ba Vàng

Mặc dù là một điểm du lịch tâm linh nổi tiếng với lượng du khách khổng lồ nhưng chùa Ba Vàng lại miễn phí hoàn toàn vé vào cửa cho tất cả du khách. Tuy nhiên, nếu bạn muốn vừa tham quan chùa Ba Vàng, vừa khám phá Yên Tử thì phải đi bằng cáp treo. Hiện giá vé khứ hồi đi cáp treo cho người lớn là 180,000vnđ và giá 1 chiều là 100,000vnđ. Đối với trẻ em, người già trên 70 tuổi, tăng ni, thương binh (có thẻ thương binh) sẽ được miễn phí hoàn toàn.

Giá vé vào tham quan chùa Ba Vàng

Một số điều cần lưu ý khi tham quan chùa Ba Vàng

  • Chùa Ba Vàng là một điểm du lịch tâm linh, vô cùng linh thiêng. Vì vậy khi đến đây tham quan bạn nên chú ý đến cách ăn mặc. Không nên mặc quần áo, váy ngắn quá đầu gối.
  • Nên lựa chọn những đôi giày thể thao thoải mái bởi bạn sẽ phải đi lại rất nhiều.
  • Khi tham quan chùa chú ý giữ gìn cảnh quan chung. Không bẻ cành cây, hái hoa, xả rác bừa bãi.
  • Bạn không nên mua hàng hóa của những người mời chào trong chùa, nghiêm cấm hoạt động đổi tiền lẻ tại chùa.