1
Bạn cần Chợ Du Lịch hỗ trợ gì?

 

Khám phá những điểm du lịch nổi tiếng Hà Nam

Ngôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lực
 

Khám phá những điểm du lịch nổi tiếng ở Hà NamGiới thiệu đến quý du khách những địa điểm du lịch nổi tiếng của tỉnh Hà Nam. Nếu một lần về thăm Hà Nam, bạn nhất định một lần ghé thăm chùa Bà Đanh, ngũ động sơn, khu du lịch sinh thái Ba Sao và những làng nghề truyền thống lâu năm của nơi đây.

Làng Vũ Đại

Nhắc đến làng Vũ Đại, nhiều người thường nghĩ ngay đến nhân vật Chí Phèo từng xuất hiện trong tác phẩm văn học cùng tên của cố nhà văn Nam Cao và trong bộ phim ‘làng Vũ Đại ngày ấy”

Làng Vũ Đại hay còn gọi là làng Đại Hoàng, nay là làng Nhân Hậu xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam. Đây đồng thời là quê hương của nhà văn Nam Cao.

Chuối ngự tiến vua, hồng không hạt, cá kho làng Vũ Đại là những đặc sản nổi tiếng Hà Nam bởi sự thơm ngon, hấp dẫn người thưởng thức. Du khách du lịch làng Vũ Đại có thể thưởng thức những đặc sản này, tự mình trải nghiệm cách kho cá bằng nồi đất hay tìm hiểu cách trồng và chăm sóc giống cây đặc sản.

Hình ảnh làng vũ đại trong tác phẩm chí phèo nổi bật với những vườn chuối và vườn hồng san sát. Hiện nay, hồng không hạt tuy không còn trồng nhiều như trước kia nhưng những vườn cây ăn trái sum suê, trĩu quả của vùng quê ven sông chắc chắn sẽ khiến du khách hài lòng.

Làng Vũ Đại

Món cá kho làng Vũ Đại cũng là món ăn ‘đáng ăn’ khi du khách tới đây. Đây là món ăn cổ truyền của người dân làng Đại Hoàng vào dịp Tết.

Cá được kho trong niêu đất, chỉ sử dụng cá trắm đen đen to, nặng trên 3,5kg với hơn 10 loại gia vị tự nhiên để chế biến. Món ăn kỳ công ở chỗ, chỉ dùng phần thân và đuôi cá, kho bằng củi nhãn hơn từ 12-16h đồng hồ.

Miếng cá khi gắp ra có mùi thơm của riềng, chanh, ớt, các loại gia vị tự nhiên và không thể thiếu mùi khói bếp thoang thoảng. Đây là lý do nhiều thực khách gọi món cá kho làng Vũ Đại là món ‘ăn một lần nhớ mãi’.

Chùa Bà Đanh - núi Ngọc

Chùa Bà Đanh hay còn gọi là Bảo Sơn tự thờ Bà Chúa Đanh (thần Pháp Vũ). Ngôi chùa nổi tiếng linh thiêng này nằm cạnh hòn núi Ngọc nên thơ, cách thành phố Phủ Lý 10km, hướng chính nam nhìn thẳng ra dòng sông Đáy, được thiên nhiên ưu ái bao quanh bởi khung cảnh trời mây sông nước hữu tình cùng vẻ tịch mịch vô cùng thanh tịnh.

Chùa Bà Đanh

Từ bao đời nay, chùa Bà Đanh được thêu dệt bằng những câu chuyện liêu trai, sự tích kì lạ xoay quanh sự vắng vẻ nổi tiếng của mình; mà tâm điểm là tượng Bà Đanh (thần Pháp Vũ). Đến vãn cảnh chùa, du khách còn có thể hỏi chuyện các sư thầy để được nghe thêm nhiều câu chuyện thú vị xoay quanh nguồn gốc và lịch sử của chùa Bà Đanh.

Sau khi tham quan vãn cảnh chùa, du khách hãy xuống bến nước uy nghiêm lát đá xám trắng của chùa bên bờ sông Đáy nên thơ, ngắm nhìn khung cảnh sơn thủy hữu tình, thả mình vào thiên nhiên trong lành tránh xa những khói bụi ồn ào bon chen nơi phố thị. Nếu còn thời gian, xin hãy đi qua vườn cây trái xum xuê có cây si già ngàn năm tuổi để lên đỉnh núi Ngọc, ngắm nhìn toàn cảnh sông nước mây trời từ trên cao.

Xem thêm: Sapa - Hàm Rồng - Cát Cát 2 ngày 1 đêm

Đền Trúc - Ngũ Động Sơn

Quần thể đền Trúc - Ngũ Động Sơn thờ người anh hùng dân tộc Lý Thường Kiệt, tọa lạc giữa không gian xanh mát sơn thủy hữu tình, có núi có sông ,có hang động kỳ thú, nằm giữa rừng Trúc nên thơ.

Tương truyền, vào năm 1089, đoàn chiến thuyền của Lý Thường Kiệt đi chinh phạt qua thôn Quyển Sơn. Bỗng nhiên có trận gió lớn ào ào thổi tới, bẻ gãy cột buồm rồi cuốn lá cờ của đoàn quân lên đỉnh Núi Cấm. Lý Thường Kiệt thấy lạ bèn cho thuyền dừng lại, cùng quân sĩ lên bờ làm lễ tế trời đất cầu đại thắng.

Ngũ Động Sơn

Lần đó, thắng lớn trở về, Lý Thường Kiệt đã cùng đoàn quân lên đây làm lễ tạ ơn, khao thưởng ba quân và mở hội cho dân làng mừng chiến thắng. Ông đặt tên cho ngọn núi là Cuốn Sơn. Để tưởng nhớ công lao của vị anh hùng dân tộc, dân làng đã lập đền thờ ở chính nơi ông mở hội, đó là đền Trúc ngày nay.

Ngôi đền được làm bằng gỗ lim, xây dựng theo kiểu chữ Đinh, gồm cổng đền, tiền đường và hậu cung, xung quanh rợp bóng trúc. Cạnh đền Trúc là ngọn núi Cấm hay còn gọi là núi Cuốn Sơn gắn với sự tích xa xưa. Men theo đường mòn lên đỉnh núi, du khách sẽ tìm thấy một bàn cờ thiên tạo bằng đá rất đặc biệt cũng như được chiêm ngưỡng bức tranh toàn cảnh hữu tình. Trong lòng núi Cấm là hệ thống Ngũ Động gồm 5 động liên hoàn dài hơn 100m với cấu trúc các động đa dạng cùng nhiều loại thạch nhũ muôn hình vạn trạng.

Hàng năm, lễ hội đền Trúc diễn ra từ ngày mồng 1 tháng Giêng đến ngày mồng 10 tháng 2 âm lịch với nhiều nghi lễ cổ truyền, trò chơi dân gian hấp dẫn, múa hát Dậm và đua thuyền. Đền Trúc - Ngũ Động Sơn chắc chắn sẽ là một điểm đến hấp dẫn cuối tuần mới lạ cho du khách.

Khu du lịch sinh thái Tam Chúc - Ba Sao

Khu du lịch sinh thái có trong diện tích 5100ha, bao gồm hệ thống các danh lam thắng cảnh mà nổi bật là hồ Tam Chúc và chùa Ba Sao. Chỉ riêng hồ Tam Chúc đã có diện tích lên đến 600ha, là hồ nước ngọt tự nhiên có diện tích lớn nhất lớn nhất cả nước.

Cảnh quan thiên nhiên của khu du lịch sinh thái vẫn giữ được vẻ hoang sơ kỳ vỹ, ba mặt được bao bọc bởi dãy núi Thất Tinh hình tay ngai, dưới hồ có 6 ngọn núi đá mọc lên từ mặt nước có tên là Lục Nhạc. Bởi vậy mới có câu: "Tiền Lục Nhạc - hậu Thất Tinh".

Khu du lịch sinh thái Tam Chúc - Ba Sao

Hồ Tam Chúc nằm trong vùng ngập nước núi đá rất độc đáo với phong cảnh hùng vĩ, không gian mênh mông, thoáng đãng cùng thảm thực vật vô cùng phong phú. Nơi đây còn có khu tâm linh đang được quy hoạch với diện tích lớn lên đến 147ha. Đến với Tam Chúc, du khách sẽ được chiêm ngưỡng pho tượng Phật khổng lồ nặng 200 tấn, là pho tượng bằng đồng lớn nhất Đông Nam Á hiện nay. Trong tương lai, hứa hẹn đây là sẽ điểm du lịch sinh thái kết hợp tâm linh đầy tiềm năng, rất phù hợp với những chuyến đi cuối tuần từ thủ đô Hà Nội và các tỉnh Đông Bắc Bộ.

Làng trống Đọi Tam - làng nghề hơn 1000 năm tuổi

Đặc điểm: Làng Đọi Tam nằm dưới chân núi Đọi là làng có nghề làm trống đã bao đời nay, tương truyền hơn 1000 năm, được công nhận là "làng nghề tiêu biểu Việt Nam", góp phần giữ gìn một nét văn hóa đặc biệt đã gắn bó lâu đời trong tâm thức người dân Việt.

Không những vậy, Đọi Tam còn được biết đến là nơi đã làm ra chiếc trống sấm lớn nhất cả nước với đường kính 2.35m, chiều cao 3m phục vụ Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, nay được đặt trong Văn Miếu Quốc Tử Giám.

Làng trống Đọi Tam

Tham quan làng nghề truyền thống Đọi Tam, du khách sẽ được quan sát và tìm hiểu về quy trình làm ra đủ mọi loại trống, từ trống chèo, trống đình, trống trường học hay cả trống cơm. Bạn hãy thử tham gia vào vài quy trình đơn giản cũng như mua về một vài chiếc trống nhỏ xinh làm quà lưu niệm cho bản thân và gia đình.

 
Hotline/Zalo: 0964.346.255 hoặc 0988.999.525
Tại Hà Nội: Phòng 2817, Chung cư số 349 Vũ Tông Phan , Thanh Xuân , Hà Nội (vui lòng liên hệ trước khi đến)